Bóng bàn được biết đến là môn thể thao phổ biến ở cả Việt Nam và thế giới. Chơi bóng bàn được coi như một hình thức giải trí nhưng cũng là một môn thể thao chuyên nghiệp. Do đó, để có thể chơi tốt nhất và nâng cao trình độ của mình người chơi cần hiểu rõ về luật bóng bàn. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn luật bóng bàn cơ bản được cập nhật mới nhất năm 2020.
Xem thêm:
Quy định về chất lượng quả bóng bàn, cọc lưới
5 Lưu ý khi tập cùng bóng phản xạ bạn cần biết
Nội dung chính
Sơ lược về lịch sử môn bóng bàn
Bóng bàn còn có tên gọi khác là table tennis hoặc Ping pong. Môn thể thao này có nguồn gốc từ nước Anh từ những năm 60 -70 của thế kỷ 19. Sau đó, bộ môn này đã phát triển nhanh chóng tại nước Anh. Đến năm 1926 thì Hiệp hội bóng bàn thế giới được thành lập với tên viết tắt là ITTF. Cũng tại năm này, giải vô địch bóng bàn thế giới lần đầu được tổ chức tại London, Anh. Sau đó, bộ môn bóng bàn đã lan rộng và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, bóng bàn được rất nhiều người ưa chuộng và tập luyện. Đây là bộ môn thể thao được yêu thích và xuất hiện trong nhiều giải thi đấu chuyên nghiệp.
Luật về dụng cụ thi đấu bóng bàn
1. Quy định bàn bóng bàn
Theo luật bóng bàn thì bàn bóng bàn cần thỏa mãn được những điều kiện sau:
- Mặt bàn hình chữ nhật, dài 2.74m, rộng 1.525m; nằm trong một mặt phẳng ngang có chiều cao 0.76m tính từ mặt đất.
- Mặt bàn không bao gồm các cạnh bên của mặt bàn.
- Mặt bàn có thể làm bằng cứ kỳ chất liệu nào nhưng phải có độ nảy đều khoảng 23cm.
- Mặt bàn có màu sẫm đồng đều và mờ, xung quanh có đường vạch kẻ trắng rộng 2cm, mỗi vạch kẻ dài 2.74m thường gọi là đường biên dọc; vạch kẻ chiều rộng dài 1.52m gọi là đường biên ngang.
- Mặt bàn chia thành 2 phần bằng nhau ngăn cách bởi bộ phận lưới thẳng đứng song song với đường biên ngang, căng suốt toàn bộ diện chia đôi 2 bên phần bàn.
- Với đánh đôi, mỗi phần mặt bàn lại chia thành 2 phần nhỏ bằng nhau bởi đường vạch giữ trắng rộng 3mm song song với đường biên dọc.
2. Quy định về lưới bóng bàn
- Lưới bóng bàn gồm dây căng lưới, kẹp, lưới và các cọc lưới bóng bàn.
- Lưới được căng bằng dây sợi nhỏ buộc vào mỗi đầu cọc lưới có chiều cao 15.25cm. Khoảng cách giới hạn đường biên dọc với cột cọc lưới là 15.25cm.
- Mép trên của lưới suốt chiều dài cao đều 15.25cm so với mặt bàn.
- Mép dưới suốt chiều dài của lưới phải sát mặt bàn và cạnh bên của lưới cũng sát cọc lưới.
3. Quy định về vợt bóng bàn
- Vợt bóng bàn có thể có hình dáng, kích thước, trọng lượng bất kỳ nhưng cốt vợt cần thẳng và cứng.
- Tối thiểu 85% bề dày cốt vợt được làm từ gỗ tự nhiên; lớp dính trong cốt vợt được tăng cường bằng loại chất sợi như sợi cacbon, sợi thủy tinh hoặc giấy nén nhưng không vượt quá 7.5% toàn bộ bề dày hoặc 0.35mm.
- Mặt vợt phải được phủ hoặc dùng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài; độ dày không quá 2mm kể cả chất dính; hoặc bằng cao su mút có gai úp/ngửa, độ dày kể cả chất dính không quá 4mm.
4. Quy định về quả bóng bàn
Quả bóng bàn có hình cầu, đường kính 40mm, cân nặng tiêu chuẩn là 2.7gram. Bóng được làm bằng xen-lu-lô-ít hoặc nhựa dẻo tương tự màu trắng hoặc cam hoặc mờ.
Luật bóng bàn giao bóng và bên bàn đứng
Quyền chọn giao bóng, đỡ giao bóng, bên bàn đứng trước sẽ được xác định bằng cách rút thăm. Người rút thăm có thể chọn giao hoặc đỡ giao bóng; hoặc chọn bên bàn đứng khi bắt đầu trận đấu. Khi đấu thú hay 1 đôi đã chọn giao bóng hoặc đỡ giao bóng trước hoặc chọn bên bàn đứng khi bắt đầu trận thì đối phương sẽ được quyền chọn cái khác.
Luật giao bóng bàn
- Lúc bắt đầu giao, bóng phải nằm im trên tay và tự do mặt phẳng; nằm sau đường biên ngang và trên mặt bàn.
- Người giao bóng tung bóng theo phương thẳng đứng, không được tạo bóng xoáy để quả bóng lên cao ít nhất 16cm khi bóng rời khỏi lòng bàn tay không cầm vợt, sau đó rơi xuống không bất cứ vật gì trước khi được đánh đi.
- Bóng rơi xuống người thực hiện giao bóng sẽ đánh bóng sao cho bóng chạm mặt bàn bên mình trước rồi mới nảy qua lưới bên bàn của đối phương. Nếu đánh đôi bóng phải được giao chéo bàn.
- Cả bóng và vợt cần phải ở trên mặt bàn kể từ điểm cuối cùng mà lúc đó bóng đặt im trước khi thực hiện tung lên và đánh đi.
- Khi bóng được đánh đi, bóng phải ở sau đường biên cuối bàn nhưng không xa hơn sau phần cơ thể của người giao bóng trừ tay, đầu hoặc chân là bộ phận cách xa nhất đường biên ngang.
- Người giao bóng phải làm cho trọng tài hoặc phụ tá trọng tài thấy được mình đã tuân thủ những yêu cầu trên.
- Trường hợp khác thường, trọng tài có thể nới lỏng yêu cầu giao bóng khi trước trận đấu được thông báo là sự tuân thủ giao bóng bị hạn chế do khuyết tật của đối thủ.
Luật đổi giao bóng
Đổi giao bóng sẽ diễn ra sau mỗi 2 điểm đến khi 1 bên chiến thắng với cách biệt 2 điểm. Nếu điểm khi đấu đạt 10 – 10 thì giao bóng sẽ được đổi sau 1 điểm. Trận đấu sẽ kết thúc khi 1 bên đạt 11 điểm và người chơi thắng với ít nhất 2 điểm cách biệt. Nếu điểm số là 11 nhưng cách biệt 1 điểm thì phải đánh tiếp đến khi cách biệt là 2 điểm.
Luật giao bóng đánh đôi cũng thay đổi giữa các tay vợt cùng 1 bên. Nếu người A1 của đội A được giao bóng 2 lần sẽ đổi quyền giao bóng sang cho đối phương. Sau khi người B1 của đội B giao bóng 2 lần quyền giao bóng sẽ thuộc về A2 của đội A. Việc giao bóng sẽ được hoán đổi đến khi có bên chiến thắng.
Luật đánh bóng và chiến thắng
2 bên có thể dùng các kỹ thuật khác nhau để thi đấu nhưng phải tuân thủ luật khi bóng sang phần sân của đối phương. Được ăn điểm khi đối phương không đỡ được bóng để bóng đập bàn 1 lần rồi bay ra ngoài hoặc bóng đập bàn ít nhất 2 lần.
Để kết thúc ván và xác định thắng thua khi có 1 bên được 11 điểm với điểm cách biệt là 2. Trường hợp 2 bên có điểm 10 – 10 thì đánh đến khi có đội giành cách biệt 2 điểm với đối phương thì kết thúc hiệp đấu.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn một số thông tin liên quan đến luật bóng bàn cơ bản nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.